Cảnh giác với rủi ro của thị trường tài chính thế giới

0
67
(Internet)
(Internet)

1. Xáo động ngày càng rõ ràng của thị trường tài chính toàn cầu.

Bước vào 2021, theo đà của sự tiêm chủng và phục hồi kinh tế có biến chuyển tốt lên, rủi ro của nền kinh tế thực thể có phần giảm xuống. Tuy nhiên, chịu tác động của sự ngóc đầu trở lại của lạm phát của Mỹ và chính sách tiền tệ của FED, thị trường tài chính toàn cầu biến động tăng lên.

Một là, lạm phát dự kiến nóng lên đã làm tăng thêm lãi suất dài hạn trái phiếu Chính phủ Mỹ. Do tốc độ tiêm chủng của Mỹ tăng nhanh hơn dự kiến và các ca bệnh Covid-19 mới giảm xuống, cộng với việc Chính quyền Biden đưa ra gói cứu trợ 1900 tỉ USD, tình hình kinh tế Mỹ phục hồi có sự cải thiện và mức độ lạm phát đều tăng lên. Tháng 2/2021, chỉ số CPI tăng 1,7% so cùng kỳ năm trước, ISM chỉ số giá cả chế tạo đạt 86 điểm, mức cao nhất từ tháng 7/2008 tới nay. Cho tới 15/3, lãi suất trái phiếu hạn 10 năm của Mỹ đã lên tới 1,62% ; tăng 69 điểm cơ bản so với cuối năm 2020. Chênh lệch lãi suất kỳ hạn 10 năm so với kỳ hạn 2 năm tăng từ 80 lên 147 điểm cơ bản, cao nhất kể từ 2015. Thị trường trái phiếu xuất hiện biến động kỳ lạ. Lãi suất mua lại trái phiếu (Repo rate) tụt xuống -4.0% trong một giai đoạn.

Hai là, thị trường cổ phiếu phân hóa, cổ phiếu của các công ty công nghệ biến động ở mức độ lớn. Lãi suất trái phiếu và cổ phiếu xuất hiện hiệu ứng Fin-plate, khi lãi suất trái phiếu được nâng lên, nguồn vốn chảy nhiều hơn vào thị trường trái phiếu nhằm tránh rủi ro, giá cả thị trường cổ phiếu tồn tại áp lực điều chỉnh. Đồng thời do lãi suất tăng lên và lo ngại về lạm phát dự báo làm gia tăng áp lực điều chỉnh của các cổ phiếu công nghệ có độ tăng trưởng nhanh. Chỉ số NASDAQ ngày 16/2/2021 sau khi tăng cao kỷ lục đã bắt đầu điều chỉnh giảm; tới ngày 15/3/2021, cổ phiếu của hãng TESLA giảm xuống 20,5%.

Ba là, đồng đô la Mỹ chạm đáy và bật trở lại do các nguyên nhân chính là kinh tế phục hồi, chính sách tiền tệ mạnh hơn, tâm lý thị trường và sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển khác như EU, Nhật Bản. Năm 2021, theo tình hình dịch bệnh được khống chế và Biden lên cầm quyền, chỉ số đồng đô la có sự phục hồi. Tháng 1-2/2021, chỉ số đồng đô-la lần lượt tăng 0,64% và 0,44%; Đầu tháng 3 tăng 1,03%.

2. Trong tương lai, diễn biến có xu thế rủi ro tiềm ẩn.

Thị trường tài chính trong tương lai biến động chủ yếu quyết định bởi tiết tấu và nhịp độ điều chỉnh chính sách tiền tệ của FED mà thời điểm và con đường điều chỉnh chính sách tiền tệ của FED lại có liên quan chặt chẽ với lạm phát dự báo và tình hình phục hồi kinh tế.

Một là, tỉ lệ lạm phát có thể sẽ tăng nhanh. Xét nhu cầu của của cư dân có số lượng lớn dự trữ và nhu cầu tiêu dùng, dịch vụ bị kìm nén do dịch bệnh covid-19, nếu như tình hình dịch bệnh có cải thiện, giá cả các mặt hàng như thực phẩm, giao thông vận tải, vui chơi, nhà cửa chiếm 78,5% tổng CPI, sẽ tăng lên. Tỉ lệ lạm phát của Mỹ có khả năng sẽ tăng nhanh ở mức trên 2%. Xét góc độ cung ứng, hiện tại tốc độ phục hồi của ngành chế tạo Mỹ nhanh hơn so với nhu cầu. Tháng 1/2021, ngành chế tạo có mức độ công suất 74,6%, công nghiệp sản xuất có chỉ số 107.1, tiệm cận mức độ trước dịch bệnh. Cho dù dịch bệnh được khống chế thì mức độ tiềm năng gia tăng trên qui mô lớn mặt cung sẽ hạn chế. Trong khi đó ngành dịch vụ thì có mức nhu cầu như trước dịch bệnh vẫn còn thiếu hụt lớn, sau dịch bệnh mức độ cải thiện sẽ càng lớn. Do vậy, xét chênh lệch cung cầu, trong tương lai, có khả năng sẽ đứng trước nạn lạm phát loại hình do nhu cầu thúc đẩy. Trong bối cảnh trên, áp lực của điều chỉnh chính sách tiền tệ của FED sẽ sớm đến, sẽ kiềm chế sản xuất phục hồi, nền kinh tế sẽ bước vào giai đoạn phục hồi biến động.

Hai là, nửa cuối năm, chính sách tiền tệ của FED sẽ nóng lên. Sự điều chỉnh chính sách của FED cần xem xét 3 yếu tố là tình hình phòng chống dịch bệnh, xu thế GDP và tốc độ lạm phát. Nhìn hiện tại, nửa cuối năm, tình hình dịch bệnh có hy vọng giảm bớt, phục hồi kinh tế được đẩy nhanh, lạm phát có khả năng cao nhanh hơn dự kiến, áp lực điều chỉnh chính sách tiền tệ sẽ tăng thêm. Tuy nhiên, hiện nay, mục tiêu chính sách tiền tệ của FED cho phép lạm phát ở mức dưới 2%; cho dù cả năm đạt 2% thì nếu kinh tế phục hồi không ổn định thì FED cũng có thể khởi động các biện pháp bình thường hóa chính sách tiền tệ. Dự kiến năm 2021, FED sẽ không rời bỏ chính sách nới lỏng tiển tệ tuy nhiên chính sách sẽ chuyển sang nóng lên trong quí IV, cuối năm 2022 có khả năng khởi động các biện pháp bình thường hóa chính sách tiền tệ.

Ba là, sự biến động của thị trướng tài chính các nền kinh tế mới nổi với hệ thống tài chính yếu ớt sẽ ngày càng gay gắt. Chính sách tiển tệ của FED và xu thế đồng đô la Mỹ thường chủ đạo các dòng vốn xuyên biên giới, trong đó có quan hệ gắn liền với các đồng ngoại tệ ngoài đô la và xu thế giá cả các sản phẩm chủ yếu. Nếu như các biện pháp bình thường hóa chính sách tiền tệ dự kiến sẽ được đưa ra, đồng đô la sẽ mạnh lên, các đồng tiền ngoài đô la sẽ mất giá, rủi ro nguồn vốn chạy ra ngoài sẽ tăng lên đối với một số nền kinh tế mới nổi có cơ sở yếu, hệ thống tài chính yếu ớt; áp lực trả vốn nước ngoài sẽ tăng lên, thị trường nội địa sẽ đứng trước ảnh hưởng chấn động. Đồng đô la mạnh lên ở mức độ nhất định cũng kiềm chế mức độ tăng giá của các mặt hàng cơ bản, không có lợi cho các nước xuất khẩu các mặt hàng này.

3. Đối sách của Trung Quốc.

Đứng trước nguy cơ rủi ro biến động thị trường tài chính, Trung Quốc cần chuẩn bị trước, có phương án để ứng phó đảm bảo sự vận hành ổn định của nền kinh tế và thị trường tài chính.

Một là, nâng cao mức độ chống chịu của nền kinh tế, tăng cường ứng phó với tác động từ bên ngoài. Đứng trước môi trường phát triển bên ngoài ngày càng phức tạp, cần gia tăng thúc đẩy chiến lược vòng tuần hoàn kép, đặc biệt là thúc đẩy hình thành vòng tuần hoàn trong nước trở thành điểm cao, không ngừng nâng cao sức chịu đựng và tính ổn định của nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc cần tiếp tục làm tổng thể việc phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế, xã hội, đẩy nhanh việc tiêm vắc xin covid-19, thúc đẩy kinh tế phục hồi. Gia tăng xây dựng vòng tuần hoàn trong nước có chất lượng, chú trọng cải cách hướng cung, quản lý mặt cầu, tăng cường điểm tựa chiến lược KHCN, thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển với chất lượng cao, nâng cao sức chống chọi với bên ngoài.

Hai là, chú trọng động thái mới nhất của thị trường tài chính toàn cầu, đảm bảo tính lưu động của dòng vốn và sự ổn định tổng thể của môi trường tài chính. Khi tình hình dịch bệnh kết thúc, sự điều chỉnh chính sách tiền tệ của Mỹ là không thể tránh khỏi. Cần theo dõi chặt chẽ mức độ phục hồi của nền kinh tế Mỹ, nghiên cứu trước xu thế chính sách tiền tệ của FED có tác động thế nào tới thị trường tài chính và dòng vốn lưu động của Trung Quốc. Cần xem xét sự phát triển và điều chỉnh của chính sách tiền tệ, chú trọng thời điểm và mức độ điều chỉnh chính sách tiền tệ, đảm bảo tính liên tục, tính ổn định và bền vững.

Ba là, hoàn thiện khung khổ giám sát vĩ mô tăng cường quản lý nguồn vốn lưu động xuyên biên giới, hạ thấp rủi ro tài chính từ bên ngoài. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ chính sách thẩm định thận trọng vĩ mô đối với nguồn vốn lưu động qua biên giới, xây dựng chính sách quản lý đòn bẩy đối với chu kỳ nghịch và thị trường xuyên biên giới và các hành vi đầu cơ ngắn hạn các dòng vốn qua biên giới. Xem xét sự biến động của thị trường, động thái điều chỉnh, xây dựng khuôn khổ giám sát chính sách, tăng cường quản lý, giám sát đối với các lĩnh vực có rủi ro cao như thị trường cổ phiếu quốc tế, nguồn vốn qua biên giới, đồng nhân dân tệ với nước ngoài, bảo vệ tốt hơn nền kinh tế ổn định và an ninh tài chính quốc gia.

(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here