Bộ Ngoại giao: 3 “điểm nhấn” ngành Công Thương đạt được góp phần vô cùng quan trọng phát triển đất nước

0
32
(minh hoạ)
(minh hoạ)

Ngành Công Thương làm tốt 3 động lực tăng trưởng kinh tế

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và Triển khai nhiệm vụ năm 2023 ngành Công Thương diễn ra vào chiều 26/12/2022, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết: Năm 2022 nước ta bước vào giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội hậu Covid-19 trong bối cảnh tình hình thế giới biến động mạnh, phức tạp, khó lường. Ngành Công Thương là một trong những ngành chịu ảnh hưởng và tác động nặng nề nhất từ suy giảm tăng trưởng kinh tế – thương mại và các thách thức toàn cầu trong năm 2022 (tăng trưởng toàn cầu năm 2022 dự báo khoảng 3%, thấp nhất trong nhiều năm qua không tính năm 2020; thương mại hàng hóa tăng chậm lại từ quý II/2022 và cả năm tăng khoảng 3,5% so với mức 9,7% năm 2021; lạm phát, giá năng lượng và lãi suất biến động mạnh nhất trong nhiều thập niên).

Trong ba động lực quan trọng đối với ổn định và tăng trưởng kinh tế đất nước là tiêu dùng, thương mại và đầu tư thì ngành Công Thương chủ trì hai lĩnh vực là tiêu dùng và thương mại, đồng thời, có vai trò vô cùng quan trọng trong thu hút đầu tư. Do đó, những thành tích của ngành Công Thương với vai trò là xương sống của nền kinh tế, công nghiệp và thương mại quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển đất nước.

Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao cho rằng, trong năm 2022 dù còn rất nhiều khó khăn, song Bộ Công Thương đã đạt 3 kết quả hết sức có ý nghĩa trong năm qua, trước hết là đã duy trì thành tích xuất khẩu ấn tượng, đóng góp thiết thực vào rất nhiều năm qua. Tuy đối mặt rất nhiều khó khăn, tăng trưởng GDP cao xuất khẩu đã vượt mục tiêu đề ra để tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng trong năm 2022 (xuất khẩu tăng hơn 10% Việt Nam đã vươn lên thứ 23 trên thế giới và thứ 2 trong ASEAN về kim ngạch so với mục tiêu đề ra 8,5%), có quan hệ thương mại đầu tư với hơn 220 thị trường nước ngoài, mang lại nguồn ngoại tệ quan trọng trong ổn định tài chính tiền tệ và kinh tế vĩ mô trong nước.

Nếu trước năm 2015, bình quân chúng ta cần 4 năm để kim ngạch thương mại tăng thêm 100 tỷ USD, 2 giai đoạn 2015 – 2021 cần 2 năm thì năm 2022 chỉ cần 1 năm để kim ngạch 1 thương mại tăng thêm hơn 100 tỷ USD, đạt khoảng 730 tỷ USD. Đặc biệt đối với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của ta, Bộ Công Thương đã tích cực tháo gỡ khó khăn, đảm bảo lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng và tiếp tục tích cực đàm phán mở cửa thị trường cho nhiều loại nông sản có hàm lượng giá trị cao của Việt Nam”- đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Một trong những thành tích mà Bộ Công Thương đạt được trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động năm 2022 đó là đảm bảo nguồn cung hàng hóa và bình ổn giá thị trường trong bối cảnh giá cả một số hàng hóa bị ảnh hưởng mạnh bởi thị trưởng thế giới, đóng góp tích vực vào sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường trong nước (tăng 21% so với năm 2021, tăng 2,7 lần so với kế hoạch). Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nhất là ngành chế biến, chế tạo cũng đã tăng trưởng mạnh mẽ (tăng 8,9% trong 11 tháng đầu năm) đóng góp quan trọng vào bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo việc làm, an sinh xã hội cho người lao động.

Đặc biệt, trong năm 2022, Bộ Công Thương cũng đã nhanh chóng bắt nhịp xu thế chuyển đổi xanh và chuyển đổi số, tăng cường các động lực phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững. Trong chuyển đổi xanh, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao trong đàm phán Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam và một số nước G7 và EU. Về chuyển đổi số, ngành Công Thương đã tận dụng xu hướng chuyển đổi số để thúc đẩy thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, riêng năm 2022 tăng 20%, trở thành nhóm 5 nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thích ứng trước khó khăn

Dù đã đạt được được những thành tích rất đáng ghi nhận, song đại diện Bộ Ngoại giao cũng cho rằng dự báo trong năm 2023, ngành Công Thương đang tiếp tục đứng trước rất nhiều yêu cầu phức tạp và khó khăn song cũng có nhiều cơ hội mà ta có thể tranh thủ và tận dụng, cụ thể:

Một là, kinh tế – thương mại toàn cầu đang trong tiến trình phục hồi đầy thách thức sau đại dịch Covid-19. Các dự báo cho thấy kinh tế thế giới năm 2023 sẽ tiếp tục gặp khó khăn, nhiều khả năng suy thoái kỹ thuật với mức tăng trưởng dưới 1%, tài chính – tiền tệ tiếp tục thắt chặt, tiêu dùng tại nhiều nước không khả quan. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi các giải pháp rất chủ động, quyết liệt về mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn cho các ngành hàng, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội từ các điều chỉnh chính sách của các nước (như điều chỉnh chính sách “không-Covid” của Trung Quốc).

Hai là, những thay đổi trong nền tảng kinh tế – thương mại toàn cầu, nổi lên là các chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; tiêu dùng các sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường (Mỹ, EU đẩy mạnh cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon; Trung Quốc ngày càng “khó tính” hơn đối với hàng hóa nhập khẩu); gia tăng phân tách kinh tế, phân bổ lại các chuỗi cung ứng do cạnh tranh chiến lược nước lớn. Yêu cầu đặt ra là triển khai hiệu quả các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, thực chất; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; tận dụng các động lực tăng trưởng mới.

Ba là, xu hướng xây dựng luật chơi cho các liên kết kinh tế, thương mại thế hệ mới, vượt khỏi khuôn khổ hợp tác và FTA truyền thống, nhất là kinh tế số, chuỗi cung ứng, năng lượng tái tạo, giảm phát thải… tạo ra cả cơ hội và thách thức trong nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế (ta đã ứng xử phù hợp với các sáng kiến mới tại khu vực, trong đó có Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF), trên nguyên tắc bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc. Thời gian tới, cần đẩy mạnh tranh thủ, tận dụng các cơ chế ta có lợi ích, giảm thiểu những tác động không mong muốn khi các nước lớn đẩy nhanh tiến độ triển khai các sáng kiến).

Để kịp thời ứng phó với những khó khăn, thách thức, thời gian tới Bộ Ngoại giao cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương tiếp tục củng cố và thúc đẩy động lực xuất khẩu, coi đây là một trong những yêu cầu rất cấp thiết của năm 2023. Để làm được điều này, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục tăng cường lồng ghép các nội dung về kinh tế – thương mại trong các hoạt động đối ngoại cấp cao và các cấp, các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương, tận dụng quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp để thúc đẩy kinh tế – thương mại và tăng cường kinh tế thương mại để củng cố quan hệ song phương.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các FTA, nhất là các FTA “thế hệ mới”, nghiên cứu thiết lập cơ chế hợp tác kinh tế – thương mại ổn định với các đối tác quan trọng. Thúc đẩy đàm phán FTA với các thị trường tiềm năng và tận dụng các lĩnh vực xuất khẩu mới (như thị trường thực phẩm Halal).

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao cho rằng, trong bối cảnh thế giới có những thay đổi căn bản và định hướng phát triển đất nước có nhiều đổi mới, cần nghiên cứu xây dựng định hướng chiến lược mới trong hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thu hút nguồn lực cho phát triển và nâng cao vị thế đất nước. Trong năm 2023, cần tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và tình hình thực hiện trong giai đoạn 2016-2022 Chiến lược về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tăng cường phối hợp, đề xuất chủ trương đối với các sáng kiến do các nước lớn khởi xướng, các khuôn khổ liên kết gắn với nội hàm mới về kinh tế số, chuỗi cung ứng, năng lượng.

Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tranh thủ cơ hội đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, thu hút nguồn vốn, x công nghệ, tri thức phục vụ chuyển đổi năng lượng theo hướng bền vững. Phối hợp chặt chẽ vận động hỗ trợ của quốc tế về tài chính, công nghệ, nâng cao năng lực để triển khai Tuyên bố chính trị về JETP. Tranh thủ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, phối hợp vận động, xúc tiến đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn vào các ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng và quy hoạch kinh tế – xã hội, nhất là kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, bán dẫn và các ngành có giá trị gia tăng cao.

Ngoài ra, phát huy hơn nữa vai trò và sự phối hợp giữa các Cơ quan đại diện, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương trong nước trong các hoạt động xúc tiến thương tư, hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút nguồn lực phục vụ phát triển đất nước./.

(congthuong.vn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here