Bộ Công Thương ra quy định mới về các biện pháp phòng vệ thương mại

0
34
Trong năm 2023, Cục Phòng vệ Thương mại đã và đang triển khai điều tra, rà soát 12 vụ việc. (Nguồn: Tạp chí Tài chính)

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 42 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37 quy định nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Trong năm 2023, Cục Phòng vệ Thương mại đã và đang triển khai điều tra, rà soát 12 vụ việc. (Nguồn: Tạp chí Tài chính)

Bộ Công thương ban hành Thông tư số 42/2023/TT-BCT (Thông tư số 42) ngày 28/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2019/TT-BCT (Thông tư số 37) ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng ệ thương mại.

Theo đó, Thông tư số 42 sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 6; khoản 4 và tên Điều 10; Điều 11; khoản 4 Điều 13; khoản 1 Điều 16; Điều 20; khoản 2 Điều 23; điểm c khoản 1 Điều 26.

Thông tư 42 cũng bãi bỏ khoản 5, khoản 6 Điều 10 của Thông tư số 37.

Thông tư 42 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/2/2024. Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đã được tiếp nhận hoặc đã ban hành quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trước ngày Thông tư 42 có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 37.

Cục Phòng vệ thương mại cho hay, năm 2023, xuất khẩu hàng hóa suy giảm 4,4% theo đà giảm chung của thương mại toàn cầu, đạt 355,5 tỷ USD. Tuy xuất khẩu giảm nhưng đi kèm theo đó là gia tăng số lượng và mức độ phức tạp của các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại  đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, cùng với đó là xu thế gia tăng điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ.

Ở chiều ngược lại, công tác khởi kiện, điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh, tạo lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước trước bối cảnh gia tăng nhanh chóng hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại đáng kể, nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất.

Cụ thể, trong năm 2023, Cục Phòng vệ Thương mại đã và đang triển khai điều tra, rà soát 12 vụ việc, cụ thể là 7 vụ việc rà soát theo yêu cầu của các bên liên quan đối với các vụ việc: bột ngọt, sợi filament, đường mía (2 vụ), phôi thép thép dài, màng BOPP và thép hình chữ H; 3 vụ việc rà soát cuối kỳ trong vụ việc thép không gỉ cán nguội, thép phủ màu và nhôm thanh định hình; và 2 vụ việc mới khởi xướng điều tra đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực và tháp điện gió.

Ngoài ra, Cơ quan này cũng đang tham vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước xây dựng hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với một số sản phẩm khác như: thép thanh dự ứng lực, thép mạ, sorbitol…

Thống kê cho thấy, các biện pháp phòng vệ thương mại đã áp dụng với hàng nhập khẩu hiện đang bảo vệ các ngành sản xuất trong nước chiếm khoảng 9,5% GDP của Việt Nam (ước tính theo GDP năm 2022) và công ăn việc làm của hàng triệu người lao động, người nông dân trong các lĩnh vực sản xuất trong nước, đặc biệt trong các lĩnh vực ngành hàng nhạy cảm như nông nghiệp…

Bên cạnh đó, các biện pháp phòng vệ thương mại  đã áp dụng cũng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, theo thống kê, các biện pháp phòng vệ thương mại  đã áp dụng đóng góp hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế thu được vào ngân sách nhà nước.

Vũ Khuê

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here