Bảo vệ quyền người tiêu dùng trong thời đại số

0
79
Ảnh minh họa. (Nguồn: ISO)
Ảnh minh họa. (Nguồn: ISO)

Hiện nay, thương mại điện tử giúp người tiêu dùng mua bán nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi hơn, song người tiêu dùng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn như bị lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản, bị lừa đảo hoặc mua phải hàng giả, hàng nhái.

Vì vậy, trong quá trình triển khai, thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) năm 2023, cần phải chú ý điều tiết sự tác động của thông tin mạng nhằm đáp ứng với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế nhằm bảo đảm quyền lợi cao nhất cho người tiêu dùng.

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm hại

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới. Số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, đến cuối năm 2022, Việt Nam có 72,1 triệu người sử dụng Internet, tương đương hơn 73,2% dân số. Điều đó kéo theo nguy cơ dữ liệu cá nhân bị xâm phạm ngày càng cao và với một thị trường tiềm năng như vậy, việc mua bán dữ liệu cá nhân được nhiều đối tượng tập trung khai thác.

Rất dễ để một doanh nghiệp thu thập được danh sách khách hàng với những thông tin chi tiết như: họ tên, nơi ở, cơ quan làm việc, điện thoại, email, thậm chí lịch sử hoạt động chuyên môn, lịch sử hoạt động tiêu dùng trong các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, mua bán hàng hóa,… Các doanh nghiệp sử dụng những thông tin này để gọi điện, nhắn tin, gửi email phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Thậm chí đã xuất hiện những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về mua bán thông tin của người tiêu dùng và lừa. Hầu hết các cuộc điện thoại, tin nhắn kiểu này, đều chứa đựng ít nhất một vài thông tin chính xác của người tiêu dùng, ví dụ họ tên, địa chỉ nhà, hoạt động giao dịch, mua bán từng thực hiện trong quá khứ tại một ngân hàng, doanh nghiệp nào đó.

Những thông tin chính xác này là căn cứ quan trọng để người tiêu dùng tin vào những nội dung chào mời của các đối tượng lừa đảo. Mặt khác, bản thân nhiều người tiêu dùng trong quá trình cung cấp thông tin trên mạng Internet và sử dụng các thông tin giao dịch tài chính đã không ý thức được các nguy hiểm tiềm ẩn khi bên thứ ba có thể lợi dụng thiếu sót, sơ hở và đã bị rò rỉ đó để khai thác cho các mục đích xấu làm phương hại đến quyền lợi của mình.

Bên cạnh đó, quyền lợi của người tiêu dùng khi sử dụng mạng Internet cũng bị xâm hại thông qua việc sở hữu hay sử dụng thiết bị điện tử. Chẳng hạn theo cảnh báo của Công ty an ninh mạng BKAV ngày 15/6/2023, có một chiến dịch tấn công bằng virus có tên Spectralviper nhắm vào các máy tính của hàng loạt doanh nghiệp lớn và người dùng Việt Nam qua lỗ hổng SMB – một giao thức trong hệ điều hành Windows và DOS.

Hiện cứ 10 máy tính thì có một máy tồn tại lỗ hổng SMB và có nguy cơ bị nhiễm Spectralviper. Đối với người dùng điện thoại thông minh, một thống kê vào năm 2015 của BKAV cho biết hơn 22% điện thoại thông minh ở nước ta từng bị lây nhiễm mã độc. Giới tội phạm có xu hướng đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc phát triển phần mềm độc hại, đồng thời phát triển nhiều kỹ thuật tinh vi để nhanh chóng lây nhiễm và lẩn tránh các sản phẩm chống/diệt virus.

Chẳng hạn tội phạm mạng thực hiện sao chép các trang web hợp pháp của tổ chức hay doanh nghiệp để lừa đảo khách hàng. Thông qua các kỹ nghệ xã hội và lợi dụng tâm lý của người dùng, kẻ gian có thể đánh cắp được tiền trong tài khoản, mã số/mật khẩu và các thông tin thiết yếu của người dùng. Các nạn nhân phải trả tiền chuộc bằng tiền ảo Bitcoin mới lấy lại được dữ liệu.

Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức; và cũng là các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Những vấn đề xã hội đối với quyền lợi của họ nảy sinh khi:

(i) Hàng hóa có khuyết tật, không bảo đảm an toàn, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của họ, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm được cung cấp cho người tiêu dùng;

(ii) Quấy rối người tiêu dùng bằng các hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với họ qua mạng internet để giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc nhằm đề nghị giao kết hợp đồng trái với ý muốn của họ; gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của họ.

Hiện nay, trong việc thực hiện Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) năm 2023 có thể xuất hiện các hành vi bị nghiêm cấm như gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử…, nhất là trong việc thực thi “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 – 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ đó đã và sẽ nảy sinh nhiều vấn đề xã hội đối với quyền lợi người tiêu dùng, như tin tặc tấn công, xâm hại và lừa đảo trực tuyến quyền thương mại và thanh toán điện tử, có thể ngày càng tăng.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân là