Báo cáo việc làm của Mỹ trong tháng 5/2021 có thể có ảnh hưởng quan trọng đến các chính sách tiền tệ sắp tới của Cục dự trữ liên bang (FED)

0
98
(Internet)
(Internet)

Ngày 30/5/2021, the Wall Street Journal dẫn phân tích tác động của báo cáo việc làm tháng 5 công bố vào thứ Sáu tuần trước đến các chính sách nới lỏng tiền tệ đã giúp hỗ trợ cho nền kinh tế và thị trường Mỹ trong hơn một năm qua.

Theo đó, các thông tin trong báo cáo đang giúp các ngân hàng trung ương có thể giải đáp được 02 vấn đề đang thu hút sự chú ý hiện nay. Một là, làm thế nào để thị trường lao động lấy nhanh lại số việc làm đã mất? Hai là, liệu tình trạng tắc nghẽn nguồn cung đang thúc đẩy lạm phát đã có dấu hiệu được cải thiện chưa? Việc giải quyết được 02 vấn đề nêu trên sẽ giúp xác định được thời điểm FED bắt đầu thu hẹp các chương trình mua trái phiếu lớn của mình và chuẩn bị cho kế hoạch tăng lãi suất trong thời gian tới.

Thị trường lao động hiện được giới hoạch định chính sách dự báo sẽ phục hồi nhanh chóng vào giữa năm nay, và cùng với đó sẽ là tình trạng lạm phát ở mức vừa phải. Theo WSJ, một kịch bản như trên sẽ thúc đẩy FED thắt chặt chính sách tiền tệ một cách từ từ và dễ đoán định, song tình hình thực tế sẽ còn nhiều khó khăn do các dữ liệu gần đây cho thấy ngân hàng trung ương vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp.

Theo báo cáo tháng 04/2021 của Bộ Lao động Mỹ, tốc độ tuyển dụng đã bất ngờ giảm. Trong khi đó, giá tiêu dùng đã tăng lên gấp đôi so với mục tiêu ước tính của FED. Các chuyên gia tin rằng tình trạng tắc nghẽn nguồn cung ứng cũng như thách thức trong việc thúc đẩy người dân trở lại thị trường lao động sau nhiều tháng COVID-19 bùng phát là những nguyên nhân chính của tình trạng trên. Báo cáo việc làm mà Bộ Lao động dự kiến công bố vào thứ Sáu tới sẽ cung cấp thêm thông tin về sự sụt giảm đột ngột trong tuyển dụng tháng 04/2021, đồng thời cung cấp thêm các dữ liệu về chiều hướng người lao động quay trở lại thị trường lao động. Điều này sẽ làm khiến ngân hàng trung ương bớt lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động dẫn đến lạm phát.

Nếu việc tuyển dụng trong tháng 05 lại tăng trưởng mạnh mẽ, FED sẽ có cơ sở để tiến tới quyết định giảm mua trái phiếu. Từ tháng 12/2020, FED đã tuyên bố mong muốn thị trường việc làm đạt các tiến bộ đáng kể hơn nữa trước khi FED ra quyết định thu hẹp khoản 120 tỷ USD trái phiếu kho bạc và thế chấp FED đã mua mỗi tháng kể từ tháng 6/2020. FED hiện đang đặt kỳ vọng vào khả năng tuyển dụng gia tăng vào giữa năm khi nền kinh tế mở cửa trở lại, số lượng nhận trợ cấp thất nghiệp tại các bang giảm, và trường học sẽ mở cửa trở lại vào tháng 09.

Đối với triển vọng quản lý lạm phát, WSJ cho rằng có 02 vấn đề có thể làm thay đổi suy nghĩ tận dụng tình trạng lạm phát ngắn hạn của ngân hàng trung ương. Thứ nhất, nếu các doanh nghiệp, hộ gia đình và nhà đầu tư bắt đầu kỳ vọng mức lạm phát cao hơn trong dài hạn, thì rất có khả năng điều này sẽ diễn ra do các cá nhân tiến hành điều chỉnh tăng chi phí và lương. Thứ hai, yếu tố cân bằng giữa cung và cầu, gồm cả yếu tố lao động. Theo đó khi thị trường có nhiều nguồn cung về lao động, máy móc, máy bay, khách sạn và các thành phần khác cho hoạt động kinh tế, giá cả thường có xu hướng tặng nhẹ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình trạng thiếu hụt lao động đã đẩy giá cả lên cao trong khi nhu cầu của người tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng mạnh.

FED hiện vẫn đang đánh giá về nguồn cung lao động khi nền kinh tế mở cửa hoàn toàn trở lại, tin rằng gói trợ cấp thất nghiệp lớn khi hết hạn sẽ thúc đẩy một phần đông người lao động quay trở lại thị trường việc làm. Tuy nhiên, FED vẫn lo ngại tình trạng nghỉ hưu sớm sẽ kìm hãm triển vọng này.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here