Bangladesh vẫn nằm trong số các nguồn cung ứng hàng đầu

0
116
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Theo báo cáo mới của nhà cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng QIMA, Bangladesh vẫn là một trong những nơi các thương hiệu và nhà bán lẻ quần áo quốc tế đến tìm nguồn cung ứng hàng đầu sau Trung Quốc, ngay cả trong thời kỳ đại dịch Covid-19 vì giá cả cạnh tranh. Sau Việt Nam, Ấn Độ và Bangladesh, các lựa chọn tìm nguồn cung ứng chủ yếu vẫn là từ các nước ở Châu Á, bao gồm cả Đài Loan, được cho là nguồn cung ứng ưa thích của những người được khảo sát tại Mỹ.

Cuộc khảo sát có tên “Sự phát triển của nguồn cung ứng năm 2020” do QIMA có trụ sở tại Hồng Kông thực hiện vào tháng 7/2020. Nguồn của báo cáo là ý kiến khảo sát từ hơn 200 doanh nghiệp trên khắp thế giới trong nhiều phân khúc sản phẩm tiêu dùng khác nhau và được xây dựng dựa trên nghiên cứu QIMA trước đó. Báo cáo phân tích sự phát triển của nguồn cung ứng toàn cầu để đối phó với đại dịch Covid-19 đang diễn ra, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và những gián đoạn khác đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Báo cáo của QIMA cho thấy, mặc dù Trung Quốc vẫn chiếm ngôi vương trong lĩnh vực tìm nguồn cung ứng toàn cầu, nhưng sự thống trị của nước này đã giảm đáng kể so với những năm trước, đặc biệt là trong các ngành như dệt may, lĩnh vực mà việc đa dạng hóa danh mục nhà cung cấp đã được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, 75% số người được hỏi trên toàn cầu gọi Trung Quốc là một trong ba khu vực để tìm nguồn cung ứng hàng đầu của họ, với 55% cho rằng các nhà cung cấp Trung Quốc chiếm hơn một nửa lượng mua trong nửa đầu năm.

Việt Nam tiếp tục với xu hướng đi lên, thu hút người mua phương Tây như một giải pháp thay thế cho Trung Quốc. Liên tục được xếp trong số các đối thủ cạnh tranh trong khu vực của Trung Quốc, Việt Nam tiếp tục gặt hái được nhiều lợi ích nhất từ việc người mua phương Tây tiếp tục rời khỏi Trung Quốc, với 40% số người được hỏi ở EU và gần như tất cả các thương hiệu Mỹ đều chọn Việt Nam trong số các nhà cung ứng hàng đầu của họ. Điều này phù hợp với việc các thương hiệu phương Tây không muốn mạo hiểm tìm nguồn cung ứng quá xa Trung Quốc.

Các thương hiệu của Hoa Kỳ và EU đang lựa chọn tìm nguồn cung ứng gần nhà hơn là đưa sản xuất về nhà (near-shore rather than re-shore).

Đối với các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, số lượng nguồn cung ứng gần quốc gia họ tiếp tục tăng ổn định, phổ biến là khu vực Latinh và Nam Mỹ, gần như gấp đôi so với năm ngoái. Trong khi đó, các thương hiệu EU đang ngày càng chuyển hướng sang Thổ Nhĩ Kỳ như một điểm đến gần nhất vì nước này nằm trong số ba khu vực cung ứng hàng đầu, với 30% số người được hỏi tại EU trả lời.

Đa dạng hóa được đặt lên hàng đầu đối với các thương hiệu toàn cầu, nhưng có một số sắc thái đáng chú ý giữa các khu vực.

Các thương hiệu Mỹ cho đến nay có nhiều khả năng đa dạng hóa nguồn cung ứng, với 95% số người được hỏi tại Mỹ, phần nào đó là do đại dịch và căng thẳng địa chính trị ngày càng tồi tệ giữa Washington và Bắc Kinh. Mặt khác, người mua châu Âu chưa sẵn sàng rời khỏi Trung Quốc, chỉ với khoảng một nửa số người được hỏi tại EU cho biết có kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp ở nơi khác.

Mặc dù Trung Quốc vẫn là một nơi tìm nguồn cung ứng quan trọng, được ba phần tư số người được hỏi trên toàn cầu đề cập trong ba khu vực tìm nguồn cung ứng hàng đầu, nhưng sự thống trị của nước này ít kịch tính hơn so với kết quả của các cuộc khảo sát tìm nguồn cung ứng QIMA những năm trước.

Trong năm 2018-2019, hơn 95% số người được hỏi đã liệt kê Trung Quốc trong số 31 điểm đến tìm nguồn cung ứng hàng đầu của họ. Tỷ lệ ngày càng tăng đối với việc tìm nguồn cung ứng  khác ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Ấn Độ và Bangladesh, cũng như các khu vực lân cận nước họ. Một xu hướng khác trong dài hạn nhằm đa dạng hóa nguồn cung ứng là nguồn cung ứng trong nước.

Trong số các quốc gia “khác” để tìm nguồn cung ứng, Đài Loan cũng là một lựa chọn rất rõ ràng, đặc biệt những người được khảo sát tại Mỹ. Các lựa chọn đáng chú ý khác bao gồm, theo thứ tự phổ biến giảm dần, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Hàn Quốc, Nam Phi, Nhật Bản và Pakistan.

So sánh dữ liệu khảo sát mới nhất với kết quả của các cuộc khảo sát tìm nguồn cung ứng do QIMA được thực hiện trong năm 2019 và 2018 cho cái nhìn sơ lược về sự phát triển của ba khu vực cung ứng hàng đầu với người mua Hoa Kỳ và EU.

Bất chấp tầm quan trọng của Trung Quốc đối với những người mua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, mức độ phổ biến của Trung Quốc đang giảm dần, ngay cả đối với những người mua tại EU, vốn ít bị ảnh hưởng bởi hậu quả của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong những năm gần đây.

Mặc dù sự phụ thuộc vào Trung Quốc đã giảm xuống trên diện rộng, nhưng đây vẫn là khu vực tìm nguồn cung ứng ưu tiên hàng đầu cho các sản phẩm khuyến mại trong khi các doanh nghiệp đồ chơi coi các nhà cung cấp Trung Quốc là ưu tiên, so với năm 2019.

Ngoài Việt Nam, có truyền thống là cường quốc giày dép, các thương hiệu và nhà bán lẻ tiếp tục coi Bangladesh là một thị trường tìm nguồn cung ứng giày dép quan trọng.

Các doanh nghiệp dệt và may mặc đã tiếp tục đa dạng hóa danh mục nhà cung cấp của mình, ngày càng giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và sự phân bổ đồng đều hơn giữa các nguồn cung ứng từ nước châu Á và các nước gần.

Mặc dù xu hướng phổ biến là tìm nhà cung ứng gần nhà hơn là đưa sản xuất về trong nước,  nhưng các công ty dệt may cũng cho thấy xu hướng muốn tìm nguồn từ các nhà cung cấp có trụ sở tại Hoa Kỳ và EU tăng lên vào năm 2020 so với năm ngoái.

Ngoài vai trò là một thị trường cung ứng hàng dệt may, Ấn Độ ngày càng được coi là một thị trường tiềm năng của các nguồn cung ứng.

Từ ngày 01-22/8/2020, xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh tăng 45,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2,4 tỷ USD, theo dữ liệu từ BGMEA.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here