Bangladesh học hỏi Việt Nam để khắc phục những cú sốc về xuất khẩu

0
133
(ảnh minh hoạ)

Theo ông Kihak Sung, Chủ tịch Youngone Corporation, nhà xuất khẩu may mặc hàng đầu Hàn Quốc, Bangladesh nên học Việt Nam về cách đối phó với những thách thức trong xuất khẩu do tác động của dịch Covid-19 trong khi tiếp tục thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). “Việt Nam đã không bị mất nhiều cơ hội kinh doanh ngay cả trong đỉnh điểm của đại dịch, nhưng ngược lại, kinh tế Bangladesh lại gánh chịu một tác động đáng kể”.

Ông Sung đã đưa ra những bình luận này khi nói về tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành may mặc của Bangladesh tại cuộc hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Bangladesh (CCIFB) và Viện nghiên cứu chính sách (PRI) tổ chức.

“Tôi chưa bao giờ thua lỗ trong kinh doanh. Nhưng năm nay, tôi đã mất 25% doanh thu do Covid-19”, Sung nói và cho biết hầu hết các khoản mất mát này đều từ các công ty của mình ở Bangladesh. Thiệt hại do các công ty của Youngone ở Việt Nam gây ra không cao do việc hủy đơn hàng và thanh toán trễ từ khách hàng quốc tế không thường xuyên xảy ra như đối với Bangladesh, nơi mà những vấn đề này hiện đang là một thách thức lớn.

Việt Nam quản lý ảnh hưởng của Covid-19 cũng như trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và hậu cần (logistics) khá tốt so với các khu vực khác trên thế giới. Và vì vậy, Bangladesh nên đánh giá những ưu và nhược điểm cách tiếp cận của Việt Nam để có thể phát triển kế hoạch hành động của riêng mình để giải quyết tình hình và thu hút vốn FDI.

Bên cạnh đó, một thực tế quan trọng khác là Việt Nam không phân biệt đối xử với bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào. Năng suất của nhà máy của Youngone tại Việt Nam hiện cao hơn 20% so với đối tác ở Bangladesh vì có chính sách hỗ trợ và hậu cần (logistics) tương đối vượt trội so với Bangladesh.

Tập đoàn Youngone xuất khẩu gần 850 triệu USD các sản phẩm may mặc và giày dép được sản xuất tại các nhà máy của mình ở Bangladesh, với 70.000 nhân công làm việc tại trên 28 xí nghiệp.

Ông Sung đề nghị các nhà sản xuất Bangladesh phát triển nhiều mặt hàng sợi nhân tạo hơn vì nhu cầu đối với hàng hóa này đang tăng lên trên toàn thế giới. Ông cũng cho biết công ty của ông xuất khẩu sang Pháp mỗi năm hơn 100 triệu USD các mặt hàng may mặc và giày dép, hầu hết trong số đó sản xuất bằng sợi nhân tạo.

Ông cung cho rằng, sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp để phục hồi hoàn toàn khi nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm may mặc giảm 30% sau khi dịch Covid-19 bùng phát.

Rubana Huq, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA), cho biết tình hình có thể không trở lại bình thường cho đến nửa năm sau. Tuy nhiên, giữa đại dịch đang diễn ra, các nền tảng bán lẻ trực tuyến đã tăng vọt trên toàn thế giới. “Chúng ta cần nhanh chóng áp dụng nền tảng này để có được sự hiện diện thị trường lớn hơn trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến toàn cầu”.

Theo Huq, Pháp là một thị trường có tiềm năng lớn đối với Bangladesh nhưng các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước đã bị bỏ lại xa phía sau về một số mặt hàng xuất khẩu chính mà có nhu cầu cao ở quốc gia châu Âu này. Theo thông tin, các công ty Pháp, so sánh với các nhà nhập khẩu nước ngoài khác, tương đối ít cắt giảm đơn hàng, chỉ có hai công ty nhỏ hủy đơn đặt hàng trong bối cảnh đại dịch.

Chính phủ đang kết nối với các đối tác trên toàn thế giới để hỗ trợ cho doanh nghiệp trở lại  bình thường phù hợp với nền kinh tế toàn cầu, ông Masud bin Momen, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, và cũng đề nghị các nhà cung cấp duy trì sự đàng hoàng trong kinh doanh.

Dilara Begum, Tham tán thương mại của Đại sứ quán Bangladesh tại Paris, cho biết Covid-19 không phải là lý do duy nhất đằng sau việc xuất khẩu thấp từ Bangladesh sang Pháp. “Xuất khẩu từ Bangladesh sang Pháp ở mức thấp trước khi đại dịch bắt đầu”. Ông cho biết hàng may mặc từ Myanmar và Việt Nam đến quốc gia châu Âu này đang tăng lên.

Pháp là điểm xuất khẩu lớn thứ năm cho các sản phẩm của Bangladesh sau thị trường Mỹ, Đức, Anh và Tây Ban Nha. “Chúng tôi hy vọng rằng nền kinh tế của Pháp sẽ trở lại tình trạng trước đại dịch vào cuối năm nay khi đất nước đang mở cửa trở lại”, Kazi Imtiaz Hossain, đại sứ Bangladesh tại Pháp nói.

Mahbubul Anam, chủ tịch Hiệp hội Giao nhận vận tải Bangladesh, cho biết hơn 70% lĩnh vực hậu cần của Bangladesh có liên quan đến ngành may mặc. Chỉ riêng trong lĩnh vực vận tải với hơn 35 nghìn người làm việc, khoảng 5 nghìn việc đã bị mất việc, trong khi 5 nghìn người khác công việc bấp bênh do cuộc khủng hoảng Covid-19 đang diễn ra. Lĩnh vực logistics hiện nay giảm hơn 30% so với thời điểm bình thường.

Thứ hạng của Bangladesh trong chỉ số logistics toàn cầu là thấp nhất trong số các quốc gia Nam Á, trong khi chi phí logistics tại quốc gia này cao hơn 20% so với các nơi khác ở Nam Á. Lại thêm ảnh hưởng của Covid-19, giá của dịch vụ logistics đã tăng từ 25% đến 40% so với thời kỳ trước đại dịch, ông Mahbubul Anam nói thêm.

Deepak Dsouza, CEO của Decathlon Bangladesh, cho biết công ty có trụ sở tại Pháp của ông đã mua các mặt hàng may mặc và giày dép từ Bangladesh trong hơn 15 năm qua. Công ty của ông đã không hủy bỏ bất kỳ đơn đặt hàng nào trong bối cảnh đại dịch. Khoảng 40% nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất hàng may mặc được nhập khẩu và kết quả là, giá trị gia tăng từ xuất khẩu của Bangladesh là thấp, ông Deepak Dsouza đề xuất, sản xuất các mặt hàng sợi tổng hợp để giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu cho các sản phẩm may mặc./.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here