Bangladesh đặt mục tiêu tăng trưởng GDP lên 8% vào năm tài chính FY24

0
64
(Internet)
(Internet)

Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP lên 8% vào năm tài chính 2023-202424 (FY24), với đầu tư lớn hơn vào cơ sở hạ tầng và xã hội mang tính chuyển đổi, cùng với sự phục hồi kinh tế suôn sẻ sau đại dịch Covid.

Trong Kế hoạch chính sách kinh tế vĩ mô trung hạn (MTMPS), Bộ Tài chính dự kiến tăng trưởng 7,2% trong năm tài chính FY22, 7,6% trong năm tài chính FY23 và 8% trong năm tài chính FY24 với hy vọng vượt qua suy thoái kinh tế do Covid-19 gây ra. Tăng trưởng đã giảm xuống 5,2% trong năm tài chính 2019-2020, năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng Covid toàn cầu, với tăng trưởng của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lần lượt giảm xuống 3,1%, 6,5% và 5,3%.

MTMPS kéo dài từ FY22 đến FY24, dự kiến tăng trưởng của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ sẽ phục hồi, lần lượt tăng 4,2%, 11% và 6,9% vào năm FY24. Cơ sở để Bộ Tài chính đặt mức tăng trưởng là kỳ vọng kinh tế trong và ngoài nước sẽ dần phục hồi. Bên cạnh đó, Bộ cũng dự kiến đầu tư vào các mặt của xã hội sẽ tăng dần do các cải cách, tiến bộ, cải thiện về cơ sở hạ tầng và trong các lĩnh vực khác.

Chính phủ đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đầu tư trên GDP từ mức 31,8% trong năm tài chính 2019-2020 lên 36%, với đầu tư công và tư nhân là 23,7% và 8,1% trong năm FY20 lên mức 26,8% và 9,2% vào năm FY24. MTMPS cho biết “Mục tiêu chính của việc mở rộng đầu tư là khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng”.

Bên cạnh đó, chính phủ tìm cách giảm dần tỷ lệ lạm phát xuống 5,1% vào năm FY24. Tỷ lệ lạm phát trong năm tài chính tới (FY22) ước tính là 5,3%. Tỷ lệ lạm phát trung bình trong năm tài chính này (FY21) dự kiến là từ 5,5 đến 5,6%, chủ yếu do giá lương thực cao.

Với một số cải cách đối với hệ thống quản lý doanh thu, tỷ lệ doanh thu dự kiến trong kế hoạch trung hạn sẽ được nâng lên 11,5%.

Chính phủ muốn đưa mức thâm hụt ngân sách trong vùng an toàn 5% của GDP vào năm 2024, trong năm tài chính 22 này dự kiến mức thâm hụt là 6,2% chủ yếu do chi tiêu cao cho các gói kích thích có mục tiêu phục hồi kinh tế. Đồng thời, MTMPS đề xuất quy mô ngân sách sẽ giảm xuống còn 17% GDP, trong năm FY22 là 17,5%.

Trong trung hạn, Chính phủ đã thận trọng đặt mục tiêu tăng trưởng xuất, nhập khẩu lần lượt là 12% và 11%.

Nâng cao năng lực lĩnh vực y tế, tạo việc làm, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, sử dụng chính sách tạo thu nhập và thân thiện với người nghèo, tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách cơ sở hạ tầng và thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu sẽ là những lĩnh vực ưu tiên đầu tư công trong trung hạn.

Tầm nhìn 2041, kế hoạch 5 năm lần thứ 8, Kế hoạch Delta 2100 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) là cơ sở cho chính sách kinh tế trung hạn của chính phủ.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here