Bài toán cho hồi phục và đổi mới kinh tế Bangladesh

0
109
(ảnh minh hoạ)

Chính phủ Bangladesh đã cho phép mở cửa một phần nền kinh tế từ đầu tháng 5, trong khi đại dịch Covid-19 đang lây lan nhanh hơn. Nhìn chung, các vấn đề liên quan một mặt đến cuộc sống và sức khỏe của con người và mặt khác là đổi mới kinh tế. Vấn đề đầu tiên chắc chắn là quan trọng nhất, nhưng câu hỏi thứ hai cũng rất quan trọng đối với cả sinh kế và đổi mới nền kinh tế. Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng tốt nhất có thể giữa hai nhiệm vụ để giảm thiếu tối đa tác động trực tiếp đối với cuộc sống và sức khỏe của con người và tối đa phục hồi nền kinh tế.

Một vấn đề nghiêm trọng ở Bangladesh, có lẽ ở nơi khác cũng vậy, là mọi người thường bỏ qua việc thực hiện biện pháp bảo vệ quan trọng là duy trì sự giãn cách xã hội. Mở cửa kinh tế có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho virus lây lan nhanh hơn – một hệ quả không ai muốn. Vì vậy, cần phải theo dõi chặt chẽ và có các biện pháp khắc phục nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả ngay khi cần thiết.

Trước khi đại dịch xảy ra, Bangladesh đang trên con đường phát triển kinh tế, với sự tiến bộ ấn tượng, được đánh giá cao về các chỉ số xã hội chính, so với hầu hết các nước đang phát triển khác trên thế giới. Và các dự đoán, ví dụ như của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đều cho rằng nước này sẽ có thể duy trì đà phát triển. Dù tỷ lệ nghèo đói đã giảm mạnh, nhưng vẫn chiếm 1/5 tổng dân số và sự chênh lệch giàu nghèo tiếp tục gia tăng, giống tình trạng chung trên toàn thế giới. Chính phủ Bangladesh đã thông qua các kế hoạch giải quyết vấn đề này, đặc biệt là Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh đáng khích lệ đó, đại dịch Covid-19 đã xảy ra, khiến Bangladesh cũng như cả thế giới bất ngờ. Nói chung, cũng như các quốc gia khác trên thế giới, các vấn đề chính mà Bangladesh phải đối mặt bao gồm:

– Cuộc sống của người dân bị nguy hiểm;

– Sức khỏe mọi người bị đe dọa;

– Người nghèo và người thu nhập thấp (như nông không có đất, công nhân nông trại, người làm việc trong các lĩnh vực phi chính thức, kinh doanh gia đình, bán hàng rong, kéo xe kéo, doanh nghiệp siêu nhỏ…) bị mất sinh kế của do mất việc làm và các nguồn thu nhập khác.

– Sự sụp đổ của cung/cầu hàng tiêu dùng trong nước;

– Gia tăng tình trạng đói nghèo và tỷ lệ nghèo;

– Tác động bất lợi đến tăng trưởng GDP;

– Làm giảm nguồn thu của chính phủ;

– Xuất khẩu giảm, chủ yếu là hàng may mặc, đặc biệt nghiêm trọng là các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang các nước khác.

– Kinh tế nông thôn, sản xuất lúa gạo rất đáng khích lệ nhưng chăn nuôi gia cầm và trứng, sữa, thủy sản và các doanh nghiệp nhỏ và tiểu thủ công bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến mất sinh kế của hàng triệu người.

Đây là một kịch bản rất khó khăn cần xử lý. Chính phủ Bangladesh đang cố gắng giải quyết tất cả những thách thức này một cách hiệu quả. Ngoại trừ việc huy động các nguồn lực từ các nguồn thu của chính phủ, cần phải đảm bảo nguồn vốn quốc tế dưới dạng tài trợ và cho vay, và vay nội bộ từ hệ thống ngân hàng và của cộng đồng.

Về vấn đề cuộc sống và sức khỏe con người, có những lỗ hổng đáng kể về năng lực và nguồn cung cấp các vật tư chăm sóc sức khỏe cần thiết, đặc biệt khi tình hình Covid-19 ngày càng tồi tệ hơn. Nhưng điều này cũng xảy với nhiều nước, ngay cả ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Tuy nhiên, Chính phủ Bangladesh đã và đang thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để tăng năng lực và hỗ trợ các phương tiện và vật tư. Ngoài ra, điều quan trọng là Chính phủ cần phải chuẩn bị để tiêm vắc-xin SARS-CoV-2 một cách nhanh chóng và đầy đủ ngay khi có vắc-xin.

Thủ tướng Sheikh Hasina đã công bố gói hỗ trợ và kích thích kinh tế tương đương khoảng 3,5% GDP vào ngày 13/4/2020 để giải quyết vấn đề sinh kế, thất nghiệp và nghèo đói đang gia tăng, cú sốc về cung cầu trong nước, khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vấn đề mới trong nông nghiệp, trong xuất khẩu, đặc biệt là hàng may mặc, và vấn đề GDP giảm. Bằng cách này hay cách khác, tất cả các vấn đề kinh tế quan trọng được nêu ở trên đều có trong gói này. Tất nhiên, gói hỗ trợ này không bao gồm để giải quyết các vấn đề y tế liên quan đến Covid-19, việc tạo nguồn thu cho Chính phủ và kiều hối.

Rõ ràng, gói hỗ trợ và kích thích kinh tế này sẽ không thể giải quyết được tất cả các vấn đề đang đối mặt, hay khôi phục về trạng thái trước Covid-19. Gói này chỉ dự kiến, trước hết, giúp ngăn chặn đà suy giảm và bắt đầu một quá trình phục hồi và đổi mới. Song, nếu gói này không được triển khai nhanh chóng và hiệu quả, kết quả mong muốn sẽ không thành hiện thực. Đã xuất hiện lo ngại rằng khoảng một tháng kể từ khi gói được công bố nhưng việc triển khai ở hầu hết các khía cạnh vẫn chưa bắt đầu. Đây là thời điểm rất đặc biệt và quan trọng cần tất cả phải hành động. Chậm trễ hơn nữa sẽ làm hoàn cảnh của những đối tượng tiếp nhận tiếp tục xấu đi và trở nên kiệt sức. Như vậy, việc phục hồi các hoạt động của họ sẽ khó khăn hơn nhiều. Vì thế, điều rất cấp bách là bắt đầu việc triển khai sớm nhất và đúng mục đích, loại bỏ sự quan liêu, can thiệp chính trị. Ngoài ra, cần có sự phối hợp và giám sát hiệu quả để đảm bảo gói cứu trợ được phân phối đúng cách mà không bị tham nhũng và chiếm dụng.

Gói hỗ trợ và kích thích kinh tế này chỉ là một sự khởi đầu, tiếp theo phải là ngân sách cho năm tài khóa 2020-2021 hiện đang được xây dựng. Nhiệm vụ chính của xây dựng ngân sách là huy động các nguồn lực cho ngân sách. Chính phủ đang tích cực tìm kiếm hỗ trợ quốc tế, đã có một số thành công, như sự cam kết từ ADB và Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Chắc chắn, sẽ có nhiều hơn nữa từ các đối tác phát triển đa phương và song phương, vì vị thế của Bangladesh rất cao nhờ những nỗ lực thực sự, nhiều thành công trong phát triển suốt thập kỷ qua. Song việc tìm kiếm và chấp nhận sự trợ giúp của nước ngoài, cần bảo đảm chủ quyền quốc gia không bị mang ra thỏa hiệp. Khi vay tiền từ các nguồn quốc tế và từ các nguồn trong nước, bao gồm hệ thống ngân hàng và cộng đồng, cần lưu ý về việc giữ thâm hụt ngân sách trong giới hạn có thể kiểm soát được, giữ ở mức chấp nhận được là 5% GDP trong năm tài chính tiếp theo, không để vượt quá (7% hoặc hơn).

Liên quan đến kiều hối, triển vọng phục hồi rất khó khăn. Hơn 70% kiều hối của Bangladesh có nguồn gốc từ các nước xuất khẩu dầu ở Trung Đông. Giá dầu đã lao dốc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tương lai phục hồi rất u ám. Điều này đồng nghĩa là triển vọng người lao động Bangladesh tìm việc ở các nước này bị hạn chế. Để cải thiện kiều hối, nên tập trung vào việc tìm kiếm các thị trưởng lao động khác và đưa công nhân lành nghề, được đào tạo kỹ năng sang các quốc gia đang có nhu cầu.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here