Bắc Kinh tiết lộ chiến lược kinh tế “tuần hoàn kép”, cắt giảm sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài

0
64
hiến lược kinh tế "tuần hoàn kép" để cắt giảm sự phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài và sự phụ thuộc về công nghệ.
Chiến lược kinh tế “tuần hoàn kép” của Trung Quốc là để cắt giảm sự phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài và sự phụ thuộc về công nghệ.

Trung Quốc đã tiết lộ chiến lược kinh tế “tuần hoàn kép” để cắt giảm sự phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài và sự phụ thuộc về công nghệ trong quá trình phát triển dài hạn của nước này, một sự thay đổi bắt nguồn từ mối quan hệ bị rạn nứt sâu sắc với Mỹ. Mô hình “tuần hoàn kép” là gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra ý tưởng này vào tháng 5/2020 và sau đó đã nói thêm rằng Trung Quốc sẽ phụ thuộc chủ yếu và “nội tuần hoàn” – vòng sản xuất, phân phối và tiêu thụ trong nội địa – để phát triển, với sự hỗ trợ của công cuộc đổi mới và cải tạo nền kinh tế. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nói rằng “nội tuần hoàn” sẽ được hỗ trợ bởi “ngoại tuần hoàn”. Hiện chi tiết về chiến lược kinh tế này vẫn chưa được công bố thêm.

Ba thập kỷ trước, cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã cho thông qua chiến lược “đại tuần hoàn quốc tế”, nhưng cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008-2009 đã phơi bày tính chất dễ bị tổn thương của mô hình kinh tế do hoạt động xuất khẩu chi phối và thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tái cân bằng tăng trưởng hướng tới nhu cầu nội địa.

Chiến lược “tuần hoàn kép” có thể trở thành ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) của chính phủ Trung Quốc, dự kiến chiến lược này sẽ được công bố trong kỳ họp thường niên của Quốc hội vào đầu năm 2021.

Để khởi động “nội tuần hoàn”, Trung Quốc cần tăng thu nhập hộ gia đình và nhu cầu tiêu dùng. “Chìa khóa” sẽ là chương trình đô thị hóa đang được triển khai nhằm biến hàng triệu người lao động di cư từ nông thôn ra thành phố trở thành người thành thị để mở rộng tầng lớp trung lưu của Trung Quốc. Khoảng 60% dân số Trung Quốc sinh sống tại các thành phố.

Trung Quốc hiện đã là một thị trường tiêu thụ có quy mô siêu lớn với 1,4 tỷ dân. Tầng lớp trung lưu phát triển nhanh chóng của nước này gồm hơn 400 triệu người. Cho tới nay, sự phục hồi tiêu dùng vẫn chưa đuổi kịp hoạt động sản xuất, trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19) làm mất nhiều việc làm và gây ra những bất ổn kinh tế.

Trung Quốc rằng họ sở hữu các chuỗi cung ứng sản xuất hoàn thiện nhất trên thế giới, với sự giúp đỡ của các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, căng thẳng với Mỹ đã để lộ ra tính chất dễ bị tổn thương của Trung Quốc bởi nước này phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ, ví dụ như các chất bán dẫn, buộc Bắc Kinh phải thúc đẩy hoạt động sáng tạo ở trong nước nhằm bảo đảm cho các chuỗi cung ứng nội địa.

Với chiến lược “tuần hoàn kép”, ông Tập Cận Bình nhắm tới mục tiêu tăng cường sáng tạo công nghệ và nâng cao vị trí của các công ty Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là chìa khóa để toàn cầu hóa các công ty của Trung Quốc, tăng thu nhập hộ gia đình, và từ đó giúp thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chủ trương mở cửa thị trường hơn nữa để thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất công nghệ cao nhằm tăng cường bảo đảm cho chuỗi cung ứng và ngăn chặn việc các nước rút công ty của họ ra khỏi Trung Quốc.

Lê Na

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here