APEC “Tam thập nhi lập” sẽ đi con đường nào?

0
62
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Năm nay tổ chức APEC thành lập được 30 năm, hiện là tổ chức hợp tác kinh tế khu vực lớn nhất thế giới. Với cách thức của APEC thành lập, linh hoạt, tiên tiến đã thúc đẩy ở mức độ lớn nhất tiềm năng phát triển của 21 nền kinh tế và trở thành động lực cho hợp tác thương mại, đầu tư của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Sau 30 năm thành lập, tình hình thương mại đầu tư thế giới, quan hệ giữa các nước lớn đều khác so với thời kỳ mới thành lập, làm thế nào để thích ứng với sự thay đổi của môi trường mới của chính trị, kinh tế thế giới, thúc đẩy cải cách, hiện đại hóa APEC, thực hiện “đổi mới lần nữa” cơ chế quản trị kinh tế khu vực là vấn đề then chốt đảm bảo APEC hướng tới 10 năm tới.

Thách thức mới, cơ hội mới

Về thách thức:

Một là, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, đầu tư tiếp tục nóng lên, 3 bánh xe hợp tác mậu dịch, đầu tư và kỹ thuật không đủ động lực. Theo công bố của “Số liệu và triển vọng mậu dịch toàn cầu”, năm 2019 dự kiến tăng trưởng mậu dịch toàn cầu suy giảm xuống 2,6%. Ban thư ký APEC cho biết, từ tháng 10/2017 tới tháng 10/2018 các nước thành viên APEC đã có 129 biện pháp hạn chế mậu dịch, chiếm 59,7% trong toàn bộ các biện pháp mậu dịch trong thời kỳ này. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tiếp tục nóng lên. Khu vực APEC tốc độ tăng trưởng dự kiến năm 2019 là 3,8%. Tháng 8/2019, UNCTAD dự báo năm 2018, đầu tư trực tiếp toàn cầu là 3 ngàn tỉ USD, suy giảm 4% so cùng kỳ. Xung đột mậu dịch Trung-Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đầu tư song phương, đầu tư trực tiếp vào Mỹ suy giảm nhanh chóng, giảm 37% năm 2017 so với 2016, năm 2018 giảm 84% so với năm 2017 đạt 4,8 tỉ USD. Trong các lĩnh vực giảm thuế quan, tiện lợi hóa mậu dịch, tự do đầu tư APEC giành được những tiến triển nhất định, song bước hợp tác sắp tới đứng trước nhiều cải cách, điều chỉnh cơ cấu đều là những vẫn đề khó khăn.

Hai là, các nước lớn điều chỉnh chính sách mang lại ảnh hưởng sâu sắc. Tại kỳ họp không chính thức lần thứ 30 các nhà lãnh đạo APEC không ra được Tuyên bố chung sau Hội nghị. Đây là lần đầu tiên kể từ khi APEC thành lập. Chủ nghĩa đơn phương bảo hộ mậu dịch của Mỹ là hòn đá lớn nhất ngăn cản hợp tác mậu dịch Châu Á-Thái Bình Dương. Rút khỏi TPP, Chính quyền Trump có khuynh hướng ký kết Hiệp định mậu dịch song phương, đã ảnh hưởng cực lớn tới tiến trình tự do hóa thương mại Châu Á-Thái Bình Dương, làm suy yếu ý nghĩa quan trọng của chủ nghĩa khu vực mở cửa của APEC.

Về cơ hội 

Một là, các nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương có tính phụ thuộc lẫn nhau, hòa hợp ở mức độ cao, chuỗi cung ứng giá trị và cung ứng toàn cầu giao thoa lẫn nhau, tạo cơ sở vững chắc cho nhất thể hóa kinh tế khu vực. Khu vực APEC bao gồm chuỗi giá trị Bắc Mỹ, chuỗi giá trị Đông Á, bao gồm thị trường tiêu thụ, cơ sở nghiên cứu của Mỹ là trung tâm, và “công xưởng thế giới Trung Quốc”. Tất cả chuỗi giá trị toàn cầu với đặc trưng cơ bản này tạo ra một mạng giao thoa, chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng gắn với nhau… Theo báo cáo của Ban thư ký APEC, từ 2015 tới 2018, mức độ tiện lợi hóa môi trường kinh doanh của khu vực APEC đã tăng lên 11,6%. Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực lựa chọn hàng đầu của các công ty xuyên quốc gia đầu tư, sản xuất. Thẻ APEC thực hiện được hơn 20 năm, sự qua lại hợp tác của các thương nhân có sự phát triển rất lớn.

Hai là, kinh tế thế giới đứng trước tự phát triển mới của cách mạng khoa học công nghệ, cách mạng số. Quy tắc mậu dịch quốc tế đang trong thời kỳ tái hình thành, tiến trình xây dựng lại qui tắc tiếp tục. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số, công nghệ thông tin đã nảy sinh ảnh hưởng sâu rộng tới mậu dịch toàn cầu. Mậu dịch sản phẩm số, dịch vụ mậu dịch, mậu dịch sản nghiệp chiếm tỷ trọng tăng lên rõ ràng. Quy tắc mậu dịch quốc tế ngày càng nhấn mạnh tiêu chuẩn cao, tiện lợi hóa và tự do hóa trình độ cao. Quy định của APEC có ưu thế về việc bàn thảo, tính linh hoạt và tính từng bước có lợi cho việc tìm kiếm, thăm dò các qui tắc mới có lợi hơn.

Tương lai APEC đi con đường nào

Hiện nay, APEC cần kiên trì giữ bản sắc riêng tự thân, đi sâu thúc đẩy cải cách hiện đại hóa, sáng tạo hợp tác quản trị kinh tế khu vực mới mới có thể chấn hưng xu thế phát triển của APEC trong 10 năm tới.

Một là, kiên trì và tiếp tục kế thừa bản sắc APEC. Thành viên APEC bao gồm 2 trong 3 thực thể kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản, 2 nước trong BRIC, 3 nước trong Hội đồng bảo an, đều là các thành viên nặng ký và cũng đồng thời có nhiều nền kinh tế nhỏ. APEC cần kiêm cả nước lớn và nước nhỏ, trình độ kinh tế phát triển không giống nhau, sức chịu đựng không giống nhau, hiệp thương thống nhất và nguyên tắc tự nguyện đều là những tình thần cơ bản của APEC và cũng là nguyên nhân quan trọng để APEC cho tới nay vẫn duy trì được cơ chế này, cần được tiếp tục và phát huy. Trong khi thúc đẩy toàn diện và từng bước CPTPP và RCEP thì nhất thể hóa khu vực vẫn cần kiên trì tính bao dung và tính đa phương, nhấn mạnh tính linh hoạt và tính khác biệt, thúc đẩy từng bước, kết hợp ở mức độ lớn nhất ý nguyện hợp tác của các thành viên APEC.

Hai là, thúc đẩy hiện đại hóa cơ chế hợp tác, đa dạng hóa lĩnh vực hợp tác, vấn đề dẫn dắt. Đầu tiên là hiện đại hóa cơ chế hợp tác. Một mặt cần thúc đẩy kết hợp hành động đơn phương và đa phương để tìm kiếm một mẫu số chung lớn nhất, đề xướng Guidelines thay thế cho ràng buộc cứng, dùng thực tiễn tốt nhất (Best pratice) làm ví dụ mẫu để tăng cường tính dẫn dắt và bồi dưỡng. Mặt khác cần nỗ lực nâng cao tính minh bạch chính sách của thành viên APEC, tăng cường phối hợp chính sách, nâng cao mức độ giám sát, nâng cao hiệu quả chấp hành chính sách của các thành viên. Tiếp tới là đa dạng hóa lĩnh vực hợp tác, từ thúc đẩy tự do hóa mậu dịch và đầu tư, tiện lợi hóa chuyển sang các lĩnh vực hợp tác có phạm vi rộng hơn. Giai đoạn đầu thành lập, APEC có các từ chốt như mậu dịch, đầu tư, tăng trưởng, phát triển, hợp tác. 10 năm gần đây chú ý đến nhiều khía cạnh sáng tạo mới như bao dung, phát triển bền vững,mậu dịch và nghèo đói, cải cách năng lượng, khí hậu ấm lên, và văn hóa, giáo dục. APEC lập 10 nhóm công tác thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa tới lĩnh vực quan trọng như kinh tế, sản nghiệp, khoa học, năng lượng, giao thông. Cuối cùng, các vấn đề APEC có tầm nhìn toàn cầu, có tính tiên tiến, tính dẫn dắt. Hội nghị sắp tới sẽ tập trung vào 3 chủ đề lớn là dịch vụ và kinh tế số, kết nối khu vực, phụ nữ với tăng trưởng kinh tế và trong 5 năm qua, APEC chú ý tới tiện lợi hóa môi trường kinh doanh, quản lý công ty, cải cách cơ cấu và tăng trưởng bao dung, xây dựng thành phố thông minh và cải cách kỹ thuật số.

Ba là, khuyến khích hợp tác tiểu khu vực với hợp tác song phương với hình thức đa dạng, chú ý thúc đẩy hợp tác với nước nhỏ. Tận dụng kênh APEC để triển khai các hợp tác tiểu khu vực và hợp tác song phương có lợi cho việc tương tác giữa các nước lớn. Ví dụ, vấn đề vành đai Bắc Cực, Trung Quốc, Canada, Nga, Mỹ là 5 nước quan trọng của Châu Á-Thái Bình Dương có thể triển khai hợp tác tiểu khu vực, thúc đẩy tốt hơn hiểu biết chính sách. Ví dụ, Trung, Nhật có thể tiến hành hợp tác ở thị trường nước thứ 3, có lợi cho việc cạnh tranh có trật tự và phân phối tài nguyên của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Không nghi ngờ gì, trong quản trị kinh tế quốc tế, các nước lớn ở vị trí chủ đạo, vai trò của các nước nhỏ bị suy yếu. Trong khi APEC tạo ra cho các nước nhỏ cơ hội quan trọng về ngoại giao, kinh tế, tạo động lực mới cho hợp tác APEC, do vậy APEC có đóng góp to lớn cho thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và cho phối hợp quan hệ khu vực.

Bốn là, không phải là “Talk Shop” mà là kênh hợp tác cho doanh nghiệp, xã hội và con người. Nâng cao sức sống doanh nghiệp, nâng cao mức độ tham gia của các giai tầng xã hội là con đường quan trọng thúc đẩy đi sâu nhất thể hóa khu vực APEC, là một trong lĩnh vực mang bản sắc APEC.

Đối với Trung Quốc, năm 1993, Chủ tịch Giang Trạch Dân tham dự APEC lần đầu tiên với suy nghĩ: APEC có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc. Và ngày nay, chúng ta cần suy nghĩ nhiều hơn Trung Quốc mang lại gì cho APEC. Trung Quốc đã trở thành biến số quan trọng của hợp tác khu vực có ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế thế giới và quyết định xu thế phát triển của APEC. Năm 2014, Trung Quốc nêu ra sáng kiến kết nối hạ tầng, hình thành mạng lưới giao thông Châu Á-Thái Bình Dương đa phương vị, nhiều tầng nấc, phức hợp có thể trở thành mục tiêu tiếp tới của APEC trong 10 năm tới.

(Nguồn: Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here