Áp lực của sự thay đổi có thể đe dọa thu hẹp hoàn toàn ngành năng lượng hóa thạch

0
60
(Internet)
(Internet)

Ngày 22/12/2020, tờ Whashington Post đã có bài viết “Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden muốn biến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trở thành một trọng tâm trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Các hãng dầu khí lớn có suy nghĩ gì về điều đó? Áp lực của sự thay đổi có thể đe dọa thu hẹp hoàn toàn ngành năng lượng hóa thạch” với một số nội dung chính như sau:

Tổng thống đắc cử Joe Biden đã hứa hẹn một sự “chuyển dịch” đối với ngành năng lượng hóa thạch là nguồn phát thải chính khí carbon dioxide đã đưa hành tinh chúng ta nóng lên đầy nguy hiểm. Một số hãng dầu khí lớn đang có hướng cân nhắc việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh sắp tới như thế nào hoặc thậm chí phải thu nhỏ kinh doanh thương mại của mình.

Bí quyết của việc thực hiện quá trình chuyển đổi sản xuất kinh doanh là sự trấn an những người lao động trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch rằng công việc của họ sẽ không biến mất đi chỉ sau một đêm. Mối quan hệ chặt chẽ giữa ngành năng lượng hóa thạch Mỹ với ông Joe Biden sẽ tiếp tục tiến lên phía trước ngay cả khi ông Biden đặt mục tiêu loại bỏ những nguyên nhân góp phần làm cho toàn cầu nóng lên vào giữa thế kỷ.

Trước khi ông Biden giành chiến thắng ghế Tổng thống tại Nhà Trắng, thực tế đã có một số hãng dầu khí lớn tính đến viễn cảnh trên. Đó là các hãng Occidental Petroleum, Total, BP và Royal Dutch Shell cùng có suy nghĩ về ý nghĩa của việc hướng tới một tương lai không các-bon thuần sau 30 năm nữa tính từ thời điểm hiện nay. Họ muốn khẳng định chắc chắn rằng họ sẽ có một vị trí trên bàn đàm phán khi Chính quyền Biden thiết lập các chính sách về biến đổi khí hậu.

Theo giới chuyên gia, hãng Royal Dutch Shell là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Mỹ. Trong trả lời phỏng vấn giới báo chí gần đây, ông Ben van Beurden, Giám đốc điều hành của hãng Royal Dutch Shell phát biểu cho dù bất kể điều gì sẽ xảy ra, bất kể chính phủ nào nắm quyền ở Mỹ đi nữa thì hãng luôn có thể làm việc và hợp tác tích cực vì lợi ích của đất nước cũng như vì lợi ích của chính hãng. Vì vậy, chúng ta không thể tưởng tượng tại sao sẽ có sự khác biệt tại thời điểm này. Hãng rất vui mừng khi được chia sẻ triết lý của mình dành cho các hệ thống năng lượng trên toàn cầu và tại Mỹ với chính quyền Mỹ sắp tới. Chúng ta có thể thấy còn nhiều khía cạnh có lẽ sẽ phù hợp hơn là những suy nghĩ lệch lạc về tương lai của ngành năng lượng.

Một trong những điều đầu tiên mà chính quyền Mỹ sắp tới nhắm tới ​​sẽ là việc thực hiện chính sách ngăn chặn sự phát thải của khí methane là nguyên nhân gây ra hiệu ứng khí phát thải nhà kính tiềm năng xuất phát từ hệ thống đường ống dẫn khí mới và cũ hiện có, các giếng khoan và cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác. Các nhân vật cấp phó của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút lại các quy định về khí methane, song những quy định cứng rắn hơn đến từ nhóm chuyển giao của ông Biden sẽ không phải là tin xấu đối với các hãng khoan thăm dò dầu khí vì khí methane là thành phần chính của khí tự nhiên. Việc có nhiều khí methane tức khí tự nhiên được trung chuyển nhiều trong hệ thống đường ống dẫn khí thì các hãng dầu khí ngày càng bán được nhiều sản lượng khí tự nhiên hơn.

Hiện một số tay chơi lớn (players) đang thiết lập quan hệ với chính quyền mới của Mỹ. Có lẽ đây không phải điều ngẫu nhiên mà năm tuần sau cuộc bầu cử Tổng thống của ông Biden, hãng ExxonMobil đã ra thông báo họ sẽ có nhượng bộ trong việc hạn chế lượng khí phát thải từ các hoạt động thăm dò và khai thác khí tự nhiên và từ các thiết bị đốt khí được sử dụng trong các cơ sở hóa lọc dầu và xử lý khí tự nhiên của hãng tại khắp nơi trên thế giới.

Chính quyền Mỹ sắp tới, cùng với các nhà quản lý quỹ lớn trong ngành tài chính, đang ngày càng yêu cầu các hãng dầu khí lớn phải minh bạch hơn, cung cấp cho các nhà đầu tư các công cụ cần thiết để gây áp lực đối với hoạt động điều hành quản lý hoặc đơn giản chỉ là việc thoái vốn, và cuối cùng là sẽ khiến các hãng dầu khí phải vay vốn hoạt động kinh doanh với lãi suất vay cao hơn. Ông Kevin Book, một nhà phân tích năng lượng tại ClearView, cho biết, điều đó không hoàn toàn kịch tính bằng việc [tuyên bố] tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu hoặc dừng việc xây dựng đường ống dẫn dầu khí, điều này sẽ có tác động qua lại đối với nguồn cung cấp do phải chi phí nguồn vốn đầu tư lớn cho việc khoan thăm dò dầu khí.

Ông Joe Biden cũng đã tiến hành vận động cho việc loại bỏ các khoản trợ cấp thuế lâu nay dành cho ngành dầu khí như là một cách để trả một phần cho kế hoạch chống biến đổi khí hậu trị giá 2 nghìn tỷ đô la của mình. Tuy nhiên, bất kỳ việc ghi lại mã số thuế nào đó thì cũng đều cần đến sự trợ giúp của Quốc hội Mỹ vốn dĩ đang bị chia rẽ sâu sắc. Ước tính về ngân sách trợ cấp dành cho ngành nhiên liệu hóa thạch là rất khác nhau cho dù Cơ quan nghiên cứu chính sách công của Quốc hội Mỹ đưa ra mức giá của các ưu đãi thuế ở mức tương đối khiêm tốn là 4,6 tỷ đô la vào năm 2017.

Theo Viện Dầu khí của Mỹ (API), các tổ chức chuyên vận động hành lang chuyên ngành công nghiệp dầu khí ở Washington cho rằng họ vẫn có thể hoạt động và làm việc với chính quyền Mỹ sắp tới trong tất cả các lĩnh vực như tăng cường hỗ trợ cho công nghệ thu giữ khí phát thải carbon. Tuy vậy, API lại lập luận rằng lĩnh vực này sẵn sàng trả các mức thuế cao hơn so với hầu hết các lĩnh vực kinh doanh khác của Mỹ.

Trong trả lời phỏng vấn giới báo chí gần đây, ông Mike Sommers, lãnh đạo một tổ chức vận động hành lang thì phát biểu cho rằng họ cũng chính là một ngành công nghiệp song không thể biết đích xác tổng thống đắc cử Joe Biden đang đề cập về điều gì. Các tổ chức vận động hành lang thì không bị xử lý bất kỳ vấn đề gì về thuế và sẽ tận dụng lợi thế về các khoản khấu trừ mà các doanh nghiệp khác trên thế giới cũng đang tận dụng. API đã lưu hành tờ thông tin về vấn đề này trên trang mạng của Quốc hội Mỹ.

Có lẽ điều đáng lo ngại hơn cả đối với ngành công nghiệp dầu khí là việc ông Joe Biden hứa sẽ ngừng việc cấp giấy phép cho hoạt động khoan thăm dò và khai thác dầu khí trên đất của Liên bang cho dù triển vọng như vậy có thể phải đối mặt với những rào cản về mặt pháp lý và chính trị ở những bang như bang New Mexico và các bang miền Tây là những địa phương chủ yếu dựa vào doanh thu từ việc khai thác dầu khí để giúp tài trợ cho các trường học và các chương trình khác của bang đó. Betty Read Young, người điều hành một cơ sở khai thác dầu nhỏ ở Roswell (bang New Mexico) phát biểu cho rằng, nếu ông Joe Biden dự định làm điều đó thì coi như ông ta đang tự bắn vào chân mình, đó chính là lý do tại sao ông ấy lại phá hỏng dòng tiền thu nhập cho Mỹ đến từ việc khai thác dầu khí trên đất Liên bang.

Trong kế hoạch chống biến đổi khí hậu của ông Joe Biden có một trong những nội dung mang tính chất đe dọa liên quan đến việc chính quyền Liên bang sẽ khuyến khích người dân Mỹ mua thêm xe ô tô sử dụng ít hoặc không sử dụng xăng, điều này sẽ gây ra tác động và đụng chạm mạnh đến ngành kinh doanh dầu khí là lĩnh vực kinh doanh có một truyền thống lịch sử phản đối quyết liệt ông Biden khi khuyến khích người tiêu dùng mua xe ô- tô chạy bằng điện. Việc ông Biden đã cam kết thực hiện tăng cường thắt chặt các tiêu chuẩn sử dụng tiết kiệm xăng áp dụng đối với những dòng xe hiện tiêu thụ nhiều lượng xăng dầu cũng sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng xăng dầu.

Ngành công nghiệp dầu khí giờ chỉ giống như một hương vị chua chát của một thế giới không cần sản phẩm dầu khí khi mà các nhà sản xuất đều chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu sụt giảm dần đối với xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay và các sản phẩm dầu mỏ khác khi người dân Mỹ phải ở lại nguyên trong nhà để ngăn chặn sự lây lan của chủng coronavirus mới. Có thể phải mất thêm nhiều năm nữa ngành công nghiệp này mới có thể phục hồi hoàn toàn sau những “tai nạn” vừa qua.

Một điều ngược lại là việc bán nhiều xe ô tô chạy bằng điện hơn là đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng điện tăng lên. Chí ít cho đến nay, khí tự nhiên đã và đang được dùng thay thế cho than đá sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện. Các phương tiện vận tải chạy bằng điện hiện nay chỉ chiếm chưa đến 2% lượng xe ô tô mới và xe SUVs được bán ra mỗi năm ở Mỹ, song doanh số bán hàng sẽ tăng lên khi giá xe ô tô chạy pin sạc bằng điện giảm, ngay cả khi không nhận được các ưu đãi từ phía chính phủ. Khi nói đến khí phát thải, ông Mike Sommers cho biết thêm, bất kể mục tiêu cắt giảm lượng khí phát thải nhà kính có tham vọng lớn đến đâu thì các quốc gia trên thế giới vẫn sẽ phải giảm sản lượng khai thác dầu khí. Ngay cả khi thế giới đạt được các mục tiêu phát triển về năng lượng tái tạo thì vẫn có tới một nửa nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ đến từ dầu khí, nhất là ở ngay nước Mỹ nơi mà dầu khí được sản xuất theo phương thức có trách nhiệm đối với môi trường nhất và với giá cả phải chăng nhất.

(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here