Ảnh hưởng của cuộc chiến giá dầu liệu có thực sự được giảm thiểu?

0
65
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Trong bối cảnh tình hình giá dầu có nhiều biến động, ông Zhang Maorong, chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế Thế giới thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc đã đưa ra một số nhận định, phân tích như sau:

Vào ngày 9/4/2020, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), một số đối tác và Nga đã đi đến một thoả thuận, trong đó thống nhất về nguyên tắc sẽ cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng/1 ngày trong tháng 5 và 6 (tương đương khoảng 23% tổng sản lượng của các quốc gia này vào thời điểm trên). Động thái trên góp phần hạ nhiệt tình hình căng thẳng giữa Saudi Arabia và Nga liên quan đến vấn đề cắt giảm sản lượng, giữ ổn định giá dầu. Tuy nhiên, dư luận vẫn rất nghi ngờ việc tính cam kết của các bên đối với thỏa thuận này.

Việc giá dầu lao dốc đã gây thiệt hại lớn đến các quốc gia sn xuất dầu chủ chốt bao gồm Saudi Arabia, Nga và Mỹ, cùng một số quốc gia khác như Iran, Iraq, Venezuela,… bởi các quốc gia này vốn phụ thuộc ít nhiều vào nguồn thu từ việc xuất khẩu dầu mỏ để cân bằng ngân sách. Mức độ thiệt hại hay mức độ, tốc độ khôi phục của các quốc gia còn phụ thuộc vào mức độ phụ thuộc của quốc gia đó vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ. Theo IMF, do Iran đang phải gánh chịu hàng loạt cấm vận ngày một hà khắc từ phía Hoa Kỳ, nước này cần giá dầu đạt mức 195USD/thùng để có thể duy trì được cân bằng ngân sách; trong khi với Saudi Arabia là 84USD; Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) là 70USD và Cô-oét là 55USD…

Giá dầu sụt giảm vừa qua đã gây áp lực tài chính lớn đến nhóm các quốc gia này bởi giá dầu thấp làm mất giá đồng tiền nội tệ, dẫn đến thị trường trong nước bất ổn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài. Có lẽ Nga là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, cụ thể: đồng Rúp của Nga đã mất giá đến 25% so với đồng Đô-la Mỹ. Điều này buộc Ngân hàng Trung ương Nga phải tiến hành các biện pháp can thiệp nhưng kết quả rất hạn chế do giá dầu chưa được cải thiện. Tập đoàn Economist (EIU) dự báo tăng trưởng của Nga sẽ chỉ dừng ở mức -2% nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức như hiện nay. Thậm chí, Nga sẽ mất nhiều thị phần hơn so với Saudi Arabia khi giá dầu thấp do năng lực sản xuất hạn chế hơn.

Mặc dù các bên đã đạt được thoả thuận ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên, cạnh tranh giữa Saudi Arabia, Nga và UAE – ba nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới dường như là không thể tránh khỏi. Trước cuộc chiến giá dầu như hiện nay, dĩ nhiên các “khách hàng” có nhu cầu nhập khẩu dầu lớn như Trung Quốc sẽ được hưởng lợi. Khi dư cung, các nước xuất khẩu cần bảo đảm cầu đủ mạnh và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng. Bằng chứng là trong những năm gần đây, Nga, Saudi Arabia và UAE liên tục có mở rộng hợp tác với Trung Quốc để duy trì quan hệ thương mại đối với sản phẩm dầu. Mặt khác, đối với Trung Quốc, việc giá dầu ở mức thấp kỷ lục có thể tạo bất ổn định trong quan hệ mua bán dầu giữa Trung Quốc và Mỹ, ảnh hưởng đến việc thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các dự án năng lượng của Trung Quốc ở nước ngoài.

Trờ lại với thời điểm hiện tại, mặc dù các bên đã đạt được thoả thuận về sản lượng, nhưng giá dầu có thể sẽ tiếp tục giảm bởi các nguyên nhân sau đây: (i) Lịch sử kinh tế thế giới cho thấy tất cả các đợt sụt giảm giá dầu mạnh từ những năm 1980 đều được châm ngòi bởi Saudi Arabia và kết thúc bằng việc nước này đi đến thoả thuận với các bên còn lại để bình ổn giá cả. Với nền kinh tế và ngân sách phụ thuộc rất lớn vào giá dầu; (ii) Cộng đồng quốc tế ngày một ý thức hơn về bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường. Cùng với sự phát triển của những công nghệ mới, nhu cầu dầu mỏ có khả năng giảm đi và giá dầu sẽ khó có thể duy trì ở mức cao trong giai đoạn trung và dài hạn. Cầu giảm, nhưng cung ngày một tăng do sản lượng dầu đá phiến của Mỹ vẫn còn tiềm năng để tăng, cùng với việc các  quốc gia khác như Canada, Brazil, Na-uy,… gần đây cũng đẩy nhanh việc sản xuất dầu. Sự dư thừa nhiều khả năng đẩy giá dầu đi xuống. Theo Goldman Sachs, giá dầu trung bình trong trung và dài hạn sẽ ở khoảng 45USD/thùng, giảm khá nhiều so với mức giá trung bình của thập kỷ trước. Do đó, liệu thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu vừa qua giữa Saudi Arabia và Nga có giúp đẩy giá dầu lên hay không vẫn là vấn đề cần phải được tiếp tục xem xét, theo dõi.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here