Ấn Độ và Việt Nam có thể gia tăng thương mại hai chiều như thế nào?

0
132
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trang tin www.business-standard.com (Ấn Độ) ngày 25/02 có bài “Ấn Độ và Việt Nam có thể gia tăng thương mại hai chiều như thế nào” với nội dung tóm lược như sau:

Số liệu từ Cục Thương mại Ấn Độ cho biết thương mại Ấn- Việt năm 2018 tăng trưởng 11,5% đạt 14,2 tỷ USD. Hai bên đặt mục tiêu cán đích 20 tỷ USD năm 2020. Điều này có khả năng hơi quá sức khi xem xét tỉ lệ tăng trưởng thương mại thường niên từ năm 2013 chỉ ở mức 12% và như vậy trong 2 năm tới cần tăng khoảng 19% mỗi năm.

Ấn Độ coi Việt Nam là một nước hàng đầu trong chính sách “Hành động hướng Đông”, tương tự việc Trung Quốc coi Pakistan là đối trọng chiến lược với Ấn Độ. Việt Nam và Ấn Độ chia sẻ hiểu biết chung về quyền lực và ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Vì thế Ấn Độ đang coi trọng Việt Nam và các nước ASEAN khác nhằm bảo vệ lợi ích của Ấn Độ trong khu vực biển Nam Trung Hoa giàu tài nguyên, nơi mà Trung Quốc “hung hăng” thể hiện sự quyết đoán.

Với cơ sở mối quan tâm chung về an ninh, trong những năm gần đây Ấn Độ và Việt Nam đã phát triển mạnh thương mại song phương. Làm sao để hai nước đạt được mục tiêu 2020?

  • Du lịch rất dễ gặt hái thành tựu. Đó là chương trình cấp thị thực cửa khẩu (visa-on-arrival) đã tồn tại cho công dân của nước kia. Tăng cường số chuyến bay cũng như cùng hoạt động quảng bá những điểm đến của hai bên nhắm vào đối tượng trung lưu hai nước để khuyến khích đi du lịch.
  • Cả hai nước đã có ngành công nghiệp dược phẩm đáng kể và hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm có thể cải thiện tính hiệu quả và củng cố tăng trưởng công nghiệp hai nước.
  • Về mặt dài hạn, Việt Nam có thể tăng đầu tư sang Ấn Độ bằng việc tận dụng chính sách nới lỏng định mức FDI trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống cũng như việc cho phép 100% FDI trong thương mại điện tử và công nghiệp chế biến thực phẩm.

Tăng cường thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam không phải không có thách thức. Ấn Độ và Việt Nam có sự khác biệt đáng kể về văn hóa, tập quán và ngôn ngữ giữa hai dân tộc. Thêm vào đó là khoảng cách địa lý giữa hai nước, cần khoảng 7 giờ bay để kết nối giữa các thành phố lớn. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến du lịch mà tác động đến cả hàng hóa xuất nhập khẩu và trao đổi kinh doanh.

Toàn văn bai bài báo có thể xem tại: https://economictimes.indiatimes.com/news/economy/finance/india-to-remain-fastest-growing-major-economy-in-next-decade-report/articleshow/68083125.cms

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Mumbai.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here