Ấn Độ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của hoa hồi Việt

0
56
Xét về thị trường, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất hoa hồi từ Việt Nam với 6.083 tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn: VnEconomy)

Theo thống kê của Tổ chức Gia vị thế giới, sản lượng hoa hồi của Việt Nam đứng thứ 2 toàn cầu, chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong đó, Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu hoa hồi nhiều nhất từ Việt Nam.

Xét về thị trường, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất hoa hồi từ Việt Nam với 6.083 tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn: VnEconomy)

Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho thấy, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 8 đạt 1.146 tấn với trị giá 5,4 triệu USD, giảm 31% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8, nước ta xuất khẩu 9.831 tấn hoa hồi với tổng kim ngạch đạt 47,3 triệu USD, giảm 1,7% về lượng và giảm 17,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Xét về thị trường, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất hoa hồi từ Việt Nam với 6.083 tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là Mỹ với 694 tấn, tăng 8,4%. Đài Loan (Trung Quốc) bất ngờ vươn lên vị trí thứ 3 với 301 tấn, tăng mạnh 169% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo VPA, lý do khiến Ấn Độ trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của hoa hồi Việt Nam là vì đây là quốc gia sử dụng nhiều gia vị và hương liệu, đồng thời là nước sản xuất dược liệu lớn trên thế giới. Hiện Việt Nam cũng đang thống lĩnh thị trường Ấn Độ với hơn 80% lượng nhập khẩu quế, hồi. Với dân số đông, Ấn Độ có dải nhu cầu của thị trường rất lớn về quế, hồi, dược liệu.

Diện tích trồng hồi của nước ta tính đến năm 2022 khoảng 40.000 ha, tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn.

Theo Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Lạng Sơn, tính riêng năm 2022, sản lượng thu hoạch ước đạt 13.000 tấn hồi khô và giá trị thu về khoảng 1.500 tỷ đồng. Trước đó, năm 2021 sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn có giá trị xuất khẩu 31 triệu USD tương đương với sản lượng xuất khẩu khoảng 3.500 tấn hồi khô.

Cây hồi bắt đầu cho thu hoạch kể từ năm thứ 4, tuy nhiên khoảng 16 năm mới có thể thu hoạch 2 vụ/năm, do đó loại cây này đã hiếm lại càng quý hơn. Trong đó, vụ Xuân tập trung vào tháng 2, tháng 3; vụ mùa vào tháng 9, tháng 10. Đa phần hoa hồi sao khi thu hoạch sẽ được mang đi phơi khô, xuất khẩu dưới dạng hoa khô, chỉ có một phần nhỏ được đem chế biến thành tinh dầu.

Các chuyên gia cho rằng, đến nay ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến quế và cây dược liệu của Việt Nam đã dần chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững theo hướng giảm dần các sản phẩm thô, canh tác truyền thống, tăng cường sản phẩm chế biến chuyên sâu có giá trị cạnh tranh cao hơn, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị.

Trong tương lai, ngành xuất khẩu quế của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt và cải thiện thu nhập cho người nông dân.

Vân Chi

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here