ADB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm, lạm phát tăng do mâu thuẫn thương mại Mỹ – Trung

0
87
Theo ANZ Research, thực tế, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong nửa đầu năm nay thậm chí còn lớn hơn dự kiến, ở mức 7,1%.
Dự báo 6,9% của ADB vẫn cao hơn mục tiêu tăng trưởng 6,7% của Việt Nam.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2018 xuống 6,9% so với mức 7,1% trước đây, một phần là do những mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Việt Nam, một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất châu Á, có nền kinh tế mở lệ thuộc khá nhiều vào xuất khẩu. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Trong Báo cáo thường niên “Triển vọng phát triển châu Á” (ADO) 2018 do ADB công bố, Tổ chức này cho rằng, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới Việt Nam nên đã hạ thấp dự báo. Tuy nhiên, dự báo của ADB vẫn cao hơn mục tiêu tăng trưởng 6,7% của chính Việt Nam.

Giám đốc Quốc gia của ADB Eric Sidgwick nói: “Đây không phải là những sự kiện có lợi cho Việt Nam. Do nền kinh tế Việt Nam mở như vậy, nên bất cứ sự giảm thiểu nào trong thương mại toàn cầu cũng sẽ bị ảnh hưởng… Có thể có một tác động có lợi trong ngắn hạn, nhưng chúng tôi thấy nó sẽ tác động trong dài hạn. Nguy cơ dài hạn là sự thu nhỏ về thương mại nói chung và sự cạnh tranh trở nên ráo riết hơn, do đó, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ bị kéo chậm lại”.

ADB cho biết tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay có thể bị ảnh hưởng bởi các thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Mặt khác, điều kiện thời tiết thất thường cũng có thể làm giảm sản lượng nông nghiệp và khai khoáng.

Trong khi đó, Ngân hàng này đã điều chỉnh tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm nay lên 4% so với mức dự báo 3,7% trước đó, với chi phí gia tăng trong lĩnh vực y tế và giáo dục, giá dầu và rủi ro tiền tệ cao hơn do biến động của đồng USD và đồng nhân dân tệ (NDT) Trung Quốc đối với tiền đồng của Việt Nam. ADB cho biết tỷ lệ lạm phát cho năm tới được dự đoán ở mức 4,5%, cao hơn so với dự báo trước đó là 4%, trong khi dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2019 được duy trì ở mức 6,8%.

Việt Nam đã tuyên bố sẽ giữ lạm phát dưới mức 4% trong năm nay, và có các biện pháp tương đối mạnh để kiềm chế lạm phát và giữ giá đồng tiền theo các chỉ tiêu đã đề ra hơn là để các chỉ số này tự do lên xuống theo thị trường nhằm đảm bảo ổn định kinh tế.

Theo tư vấn của chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, Nguyễn Minh Cường, đối sách tốt nhất của Việt Nam trong bối cảnh này là phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Ngoài việc theo dõi sát tình hình thế giới, cần tiếp tục tăng cường cải tổ trong nước, tăng cường cơ sở hạ tầng đặc biệt là logistic, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế, gia tăng năng suất…

Chu Văn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here